Phong cách thiết Kế cảnh quan sân vườn Hồ Cá Koi theo phương pháp tự nhiên đang là xu hướng của người thưởng ngoạn, Với nhưng khu vườn rộng lớn, nhiêu cây xanh thì việc thiết kế miêu tả vùng Đất ngập nước tự nhiên là vô cùng gần gủi với thiên nhiên. Tuy nhiên phong cách thiết kế này phải setup đi theo là bộ lọc hồ cá Koi phương pháp tự nhiên, đóng vai quan trọng cho nguồn nước môi trường sống của cá Koi. Nước chảy chậm qua các viên đá, được lọc qua hệ thống rễ của cây thủy sinh. Nước di chuyển tạo ra oxy và làm giảm nồng độ nitơ và phốt pho góp phần vào sự phát triển của tảo, Sẻ tạo ra hệ vi sinh vật đa dạng giống như Ao bùn ngoài tự nhiên.
Các bước thiết kế lắp đặt Bộ lọc hồ cá Koi theo phương pháp tự nhiên:
Chọn một địa điểm: Tìm một địa điểm trong sân của bạn có đủ ánh sáng mặt trời và thoát nước tốt. Tránh các khu vực trũng thấp, nơi nước có thể tích tụ. Xác định kích thước hồ cần thiết kế và lưu lượng nước qua bộ lọc. Bộ lọc hồ cá Koi theo phương pháp tự nhiên có thể được thêm vào bất kỳ ao lớn nào bằng cách thêm máy bơm, và một khu đất được thiết kế miêu tả như một vùng đất ngập nước bên cạnh mép Hồ chính. Các máy bơm được đặt ở một bên của ao trong nơi được gọi là Vịnh lấy nước và Bộ lọc hồ cá Koi theo phương pháp tự nhiên được thiết kế xây dựng ở phía đối diện của Ao. Chúng được gọi là Intake Bays hay Bãi nuôi Vi sinh vật.
Nguyên tắc Hoạt động của Bộ lọc hồ cá Koi theo phương pháp tự nhiên:
Nước được bơm vào đáy của Bộ lọc (Vùng đất ngập nước ) và nước được đẩy qua các Mô-đun Centipede trong rãnh ở dưới cùng của Vùng đất ngập nước. Sau đó, nó di chuyển lên từ từ và đều qua tất cả các loại vật liệu lọc ( Đá lông vũ, Sỏi, xứ, đá cuội, đá nham thach........) dòng nước như trong hình.
Quá trình nước được bơm từ ao và di chuyển lên qua Bộ lọc hồ cá Koi theo phương pháp tự nhiên ( Bãi Intake Bays) là quá trình tạo ra oxy và cải thiện đáng kể độ trong của nước. Nước di chuyển lên qua Aquablox (Các mô-đun lưu trữ nước đen) và qua các lớp đá lọc Nước Ao giống như mẹ thiên nhiên làm trong vùng đất ngập nước được bảo vệ. Vào cuối năm, chúng ta có thể lắp đặt máy bơm thủy sinh vào các hầm ống thở được minh họa trong sơ đồ bên trên và bơm ra tất cả các trầm tích bị mắc kẹt dưới đáy Bộ lọc Đất ngập nước.
Vai trò quan trọng của thực vật thủy sinh với Bộ lọc hồ cá Koi theo phương pháp tự nhiên:
Thêm thực vật Bao gồm hỗn hợp các loại thực vật thủy sinh:
Cây sậy trong lọc nước thủy sinh hồ Koi:Dưới rễ cây sậy có một loại sinh vật sinh sống, loại sinh vật này có thể phân hủy chất hữu cơ và hấp thu các kim loại nặng . Bên cạnh đó, rễ cây sậy còn làm tăng lượng oxy trong bể cá.
Cây bèo tây trong lọc nước thủy sinh hồ Koi: Hay được gọi phổ biến là lục bình, lộc bình hoặc bèo Nhật Bản được coi là một loài thủy sinh thân thảo, sống trôi nỗi theo dòng nước, cho nên chúng sinh sản rất nhanh, có thể sống trên cạn hoặc nơi ẩm thấp nhưng chủ yếu là sống ở dưới nước. Cây thủy sinh này có khả năng hấp thu các kim loại nặng như chì, thủy ngân,…
Cỏ vetiver trong lọc nước thủy sinh hồ Koi: Là một loại cỏ mọc thành bụi nhỏ, giống như cây sả, chân rễ sâu dưới lòng đất và dài tới 3,6m thân mọc thẳng đứng, cứng cáp. Chúng có khả năng chịu hạn và chịu nước cao, trong trường hợp ngập nước và ô nhiễm nặng thì nó vẫn phát triển bình thường, tác dụng lọc nước của cỏ vetiver là ở rễ, rễ cây chứa các loại vi khuẩn và nấm với nhiệm vụ là hấp thu các chất hữu cơ, kim loại nặng,…
Cây thủy trúc trong lọc nước thủy sinh hồ Koi: Đây là loại cây có khả năng phát triển mạnh trong môi trường nước và có khả năng lọc, làm sạch môi trường nước, làm giảm các chất hữu cơ có trong chất thải. Ngoài việc xử lý tốt nước thải thì nó còn được làm cảnh, trang trí nhà cửa, sân vườn, hồ nước,.. Vì vẻ ngoài của nó có tính thẩm mỹ cao. Cây thủy trúc được trồng trong chậu, lọ thủy tinh hoặc các bể cát, hồ cá nhân tạo,…
Cây cỏ nến trong lọc nước thủy sinh hồ Koi:là Loại này mọc thành quần xã dày đặc ở ven hồ hay đầm, dạng bụi cây. Cỏ nến có tác dụng lọc nước, làm giảm các chất thải có chứa nhiều chất hữu cơ đổ vào hồ, đầm, nhờ đó làm giảm nguy cơ bị phú dưỡng cho hồ, đầm. Nó còn có vai trò làm khô đầm lầy, chống xói mòn đất tốt. Vì đa năng như vậy nên cây cỏ nến rất hay được dùng trong các ngành sinh vật học.
Cây rau mác trong lọc nước thủy sinh hồ Koi: Nhiều người cũng đã biết đến rau mác như một loại tiêu độc, giải nhiệt, khử trùng và hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh thông thường. Ngoài ra, rau mác là loại sinh vật có khả năng xử lý ni tơ, phốt pho cũng như các chất hữu cơ khác trong nước để giảm độ ô nhiễm và xử lý cho nước trong sạch trở lại, giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đen và nước thải xám.
Cỏ đuôi ngựa trong lọc nước thủy sinh hồ Koi: Loài cỏ này có thành phần giàu hàm lượng silicic acid và silicates, ngoài ra còn có kali, aluminu,, manganese,…có tác dụng đào thải bớt lượng nước dư thừa, tăng cường liên kết các mô cơ. Người ta đã nghiên cứu và tận dụng các đặc tính sinh hóa của cỏ đuôi ngựa để đưa vào công thức xử lý, lọc nước thác
Cây Dứa lọc nước giúp hồ nước cá Koi luôn sạch
Với công dụng chính là giúp lọc sạch nguồn nước cho hồ cá Koi. Cây trồng dưới hồ, không có đất, không cỏ dại, không muỗi, không mùi vị và ít sâu bệnh. Cho nên, trong môi trường nước trong suốt, cây sinh trưởng, phát triển để lọc nước hiệu quả cho hồ.
Trên thực tế ngoài thiên nhiên thêm thực vật thủy sinh là rất đa dạng, và Phong phú. Khi chúng ta thiết lập vào bộ lọc bãi vi sinh vật nên chú ý độc tố và công dụng của từng loại.
Cân nhắc thả thêm các loại động vật thủy sinh ếch, nhái, giun..... vào ao của bạn. Chọn các loài phù hợp với khí hậu địa phương của bạn.
Duy trì ao: Thường xuyên kiểm tra mực nước, loại bỏ bất kỳ mảnh vụn nào và kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo nó phù hợp với cây trồng và vật nuôi của bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét