Cá Koi Nhật bản là loài cá có màu sắc độc đáo, rất phù hợp để trang trí trong khuôn viên gia đình, bể cá, bể nước tại các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí. Hơn nữa về phong thủy, giống cá này còn mang đến những điều tốt lành, may mắn, vượng khí, sinh tài lộc cho gia chủ…
Về cơ bản, giống cá Koi dễ nuôi, có thể thích nghi tốt với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Tuy nhiên vì chúng có giá trị kinh tế rất cao nên người nuôi cá phải nắm được những kỹ thuật nuôi cá Koi để đàn cá thọ lâu, khỏe mạnh, màu sắc luôn tươi sáng và sinh sản tốt.
Phương pháp chăm sóc hồ cá koi trong nhà:
_ Hồ cá koi trong nhà sau khi thi công xong phải ngâm nước và xả khoảng 3 – 4 lần. Có thể ngâm phèn chua với cây chuối, sau đó mới được thả các loại cá tạo vi hệ vi sinh trước ( Cá rô phi, cá trấm cỏ hoặc nhưng chú Cá Koi dạt.
_ Độ PH của hồ cá koi cho phép đạt ở mức 7 – 7.5, ngưỡng pH là 4 – 9.
Hàm lượng Oxy: 0,2 tối thiếu là 2,5 mg/l
Nhiệt độ cho phép: 20 – 27 độ C
_ Phân biệt cá Koi Nhật Uy tín với cá chép Koi lai thông thường. Để giúp người mua chọn giống
Nhìn từ trên xuống: Koi Nhật mập mạp, hông hơi ngắn nhưng thân hình thuôn dài.
Râu: Cá chép Koi Nhật râu dài và cứng, đầu hơi gật gù.
Mắt: Nhìn lanh lẹ.
Vây ngực: dày và đục (thử bằng ánh sáng vì ánh sáng không xuyên qua nhiều được). Phần xương trong vảy dễ dàng nhìn thấy.
Màu sắc: đậm hơn, cá màu đỏ thì nhìn màu đỏ rất rực rỡ, màu gọn gàng, không bị lem ra.
Đặc tính: cá Koi thông minh nhưng lại yếu hơn cá chép.
Ưu tiên chọn cá giống có màu sáng, rõ ràng, sắc nét, các vệt màu gọn gàng.
Nên chọn những con cá giống thẳng, cơ thể đối xứng, vây lưng, vây ngực, vây đuôi đều hài hòa. Quan sát kỹ bề mặt da cá không bị xây xước.
Cá giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, miệng dày, đuôi khỏe, không bị mắc bệnh.
_ Cân bằng Hệ sinh thái trong hồ nuôi cá Koi trong nhà:
Cá Koi là loại cá chép ăn tạp nên việc ăn và thải chất rắn là vấn đề thường xuyên. Việc thải ra nhiều chất hưu cơ nằm trong hộp lọc sẻ là rất nguy hạ cho hồ cá Koi trong nhà. Chất thải rắn trong phân cá chứa rất nhiều khí NH3, đây là loại khí độc ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống và phát triển của cá Koi. Việc sử lý chất thải rắn và khí NH3 là vô cùng cần thiết trong quá trình nuôi Cá Koi trong nhà. Vì vậy việc cần bằng hệ sinh thái trong hồ Koi là vô cùng cần thiết. Ngày nay việc loại bỏ chất thải rắn và khí NH3 bằng bộ lọc Drum filter là vô cùng hiệu quả, việc set up drum filter thải chất rắn ra ngoài nhiều lần trong 1 ngày là rất phù hợp. Tuy nhiên giá thành cao so với hệ lọc truyền thống là trở ngại lớn đối với nhưng tín đồ mê Koi khi thiếu kính phí. Và việc chọn những drum filter với chất lượng thấp sẻ ảnh hưởng đến hồ Koi của bạn.
Vì vậy việc thiết kế hệ lọc truyền thống với việc xã lắng thường xuyên, bố trí các vật liệu ( Sứ thanh, Đá Long Vũ, hat kanet.....) trong ngăn bơm để vi sinh vật phát triển cộng việc lắp đặt thềm dàn baki và cây thủy sinh là giải pháp tuyết với để xử lý chất thải rắn và khí NH3.
Rong, tảo trong hồ nuôi cá Koi sẽ tạo nên môi trường sinh thái tốt cho hệ vi sinh phát triển, tuy nhiên nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ khiến cá bị thiếu oxy, ngạt thở. Vì vậy việc lắp đặt đèn UV để diệt rong tảo là vấn đề cần thiết, Tuy nhiên việc vận hành, lắp đặt đèn UV cần phải phù hợp nhằm tránh trường hợp phá vở hệ sinh thái của Hồ Koi.
Thời gian cho cá Koi ăn trong ngày:
Sáng 8h, chiều từ 15h chiều. Thông thường lượng thức ăn vào buổi chiều sẽ ít hơn buổi sáng.
Chỉ kéo dài thời gian cho cá ăn trong 10 phút là hợp lý. Khi cá ăn no, chúng sẽ ngừng lại, nếu cho ăn cám viên nổi tự ép mà còn thừa thức ăn trên mặt thì nên vớt bỏ tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Thức ăn cho cá chép Nhật phải để nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc. Nếu khi cho ăn mà thấy có mùi lạ thì bỏ đi, không nên cho cá ăn.
Bạn có thể dùng các loại máy ép cám viên nổi hoặc máy nghiền cua ốc, máy băm nghiền đa năng để sản xuất thức ăn dự trữ cho cá Koi.
Bổ sung thức ăn khoáng chất và vitamin cho Koi bằng việc cho Koi Ăn rau sạch hằng ngày.
Phòng bệnh cho Cá Koi
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây bệnh ở cá chép Nhật, trong đó phải kể đến:
Hồ nước quá bẩn, không được cải tạo thường xuyên dẫn đến ô nhiễm, yếm khí.
Hệ thống lọc hoạt động không hiệu quả, chưa tương xứng với diện tích của hồ bơi, chưa thiết kế hợp lý khoa học.
Diện tích hồ nuôi bé nhưng lại nuôi với mật độ quá cao.
Trước khi thả cá không vệ sinh khử trùng, đặc biệt là khi trong hồ đã có cá cũ. mầm bệnh có thể lây lan từ đàn cá mới thả khiến cả hồ bị ảnh hưởng.
Nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng. Cho cá ăn quá nhiều, thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước.
Môi trường, nhiệt độ, độ pH của nước thay đổi đột ngột không được xử lý kịp thời.
Chưa thực hiện đúng kỹ thuật thay nước khiến cho cá bị sốc.
Những nguyên nhân trên khiến cá Koi Nhật Bản thường mắc một số bệnh như thối mang, bệnh đường ruột, bên trên da, loét thân, đốm trắng, rụng vảy, lở môi… Các bệnh này nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ lây lan nhanh, ảnh hưởng đến cả đàn, thiệt hại lớn.
Cách phòng chống bệnh ở Cá Koi:
Thường xuyên kiểm tra, quan sát, xử lý rêu tảo kịp thời. Tiến hành dọn dẹp xung quanh
Kiểm tra hệ thống lọc nước, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
Nếu thay nước thì thay lần lượt 1/3 bể trong vài ngày. Không thay toàn bộ nước cùng một lúc
Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn.
Chỉ cho ăn lượng vừa đủ, tránh để dư thừa.
Thực hiện đúng các biện pháp cách ly cá mới mua về tránh làm ảnh hưởng đến các con cá đã nuôi trong bể.
Cách ly ngay những con bị bệnh, có biện pháp chăm sóc kịp thời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét